Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 4 kết quả

"Mộng thám hoa": Ứng xử với người tài

Ngày phát hành 9:23 | 13/6/2022

Lượt nghe: 1122

Theo Bách khoa toàn thư Wikipedia, Đặng Ma La là nhân vật lịch sử hiển hách đã tỏa sáng tài trí khi mới 13 tuổi trong Khoa thi Đình năm Đinh Mùi (1247), thời vua Trần Thái Tông. Sau khi đỗ Thám Hoa, ông ra làm quan trải qua hai đời vua, được phong tước Vinh lộc đại phu. Nhà văn đã viết về danh nhân đất Việt bằng bút pháp hiện thực huyền ảo, để người đọc người nghe hiểu hơn về cuộc đời của Đặng Ma La, qua đó trả lời những câu hỏi nóng bỏng hôm nay. Nhà văn sử dụng bút pháp hiện thực huyền ảo để xây dựng cuộc gặp gỡ, đối thoại giữa nhân vật Thuân và hồn thiêng của Thám hoa Đặng Ma La. Qua đó không chỉ tái hiện, lý giải xuất thân của vị Thám hoa này với con đường lập nghiệp đầy gian khó của ông, mà còn kín đáo mỉa mai, phê phán một thói xấu cố hữu của người Việt: Đó là ghen ghét, đố kỵ, dốt nát, lười biếng nhưng vẫn muốn chiếm lấy danh lợi bằng thủ đoạn, hiềm khích người tài năng hơn…Nhưng trên tất cả, theo chúng tôi, qua nhân vật Đặng Ma La nhà văn còn mong muốn điều lớn lao hơn, đó là việc trọng dụng người tài. Đặng Ma La vì sinh ra không có tên trong sổ Điền bạ, nên khi đỗ Thám hoa vinh quy bái tổ, chức sắc làng không thèm đón, dân làng ghẻ lạnh, bạn đồng môn thì xa lánh. Rồi thư tố cáo nặc danh về thân phận của ông đã tới tay Hoàng Đế đương triều. Đặng Ma La rất lo sợ, rồi đây ông sẽ bị trừng phạt. Nhưng trái với sự lo lắng của ông, nhà vua đã cho điều tra và hiểu rõ tường tận mọi việc nên đã trọng dụng Đặng Ma La. Bầy tôi giỏi may mắn gặp vua sáng suốt. Trung thần gặp minh quân…Ôn cố tri tân, mượn xưa nói nay. Nhà văn Đỗ Tiến Thụy đã thành công trong việc chuyển tải những thông điệp nhân văn và mang tính thời sự...

"Tiếng thét ngàn năm": Bài học về sự đoàn kết, trọng dụng người tài

Ngày phát hành 10:34 | 1/3/2024

Lượt nghe: 705

Trần Khát Chân là vị tướng Anh hùng chống ngoại xâm kiệt xuất nhất cuối triều Trần. Trong lịch sử các triều đại phong kiến chống ngoại xâm của Đại Việt từng xuất hiện nhiều vị tướng tài năng, dũng khí can trường nhưng một vị Tổng tư lệnh chiến trường mới 20 tuổi, lại xuất thân từ một Thái học sinh ( tức Tiến sĩ) như Trần Khát Chân thì chỉ có một. Năm 1390, Ngài đã chỉ huy quân Long Tiệp nhà Trần đánh tan cánh quân xâm lược của vua Chiêm Chế Bồng Nga, kẻ đang ngự giá thân chinh tiến chiếm Thăng Long lần thứ tư trên sông Hải Triều. Sau công huân rỡ ràng đó, Ngài được thăng chức Thượng tướng quân. Năm 1399, trước họa cướp ngôi nhà Trần của Hồ Quý Ly, vị Thượng tướng quân lỗi lạc ấy, chỉ vì một giây lát chần chừ mà bị Hồ Quý Ly sát hại cùng với 370 vị tướng và thân vương nhà Trần. Sử sách đã bàn khá nhiều về cái giây lát mất còn ấy. Truyện ngắn Tiếng thét ngàn năm không đi sâu vào khoảnh khắc bi thương ấy mà tập trung khắc họa cuộc đời nhân vật Trần Khát Chân, qua đó nhà văn Lê Ngọc Minh bày tỏ một lời bàn cảm thương và day dứt. Lịch sử đã chứng minh, trước họa xâm lăng, kẻ cường quyền nào không biết cố kết sức mạnh dân tộc thành một khối vững chắc, lại đi hãm hại hiền tài thì sớm muộn gì cũng thảm bại, đất nước và nhân dân bị lầm than vong quốc như Nguyễn Trãi đã viết trong Cáo bình Ngô “... Vừa rồi nhân họ Hồ chính sự phiền hà/ Để trong nước lòng dân oán hận/ Quân cuồng Minh thừa cơ gây họa…”. Ngoài ra, theo chúng tôi còn một thông điệp nữa làm nên sức nặng cho truyện ngắn, đó là việc trọng dụng người tài. Thượng hoàng Trần Nghệ Tông với con mắt tinh đời và tấm lòng rộng lượng đã nhìn ra người tài mà ở đây còn rất trẻ, “tài không đợi tuổi”. Trước tình thế nguy kịch “ngàn cân treo sợi tóc” khi đại quân địch do Chế Bồng Nga ngự giá thân chinh đã sắp tiến vào Thăng Long, Nghệ hoàng đã có một nước đi sáng suốt. Ngài không giấu diếm việc sức khỏe mình yếu sợ không địch nổi tài thao lược của Chế Bồng Nga, không ngại việc lời ra tiếng vào, không sợ đặt cuộc số phận chính trị của mình vào trò may rủi để cất nhắc Trần Khát Chân-một viên Đô tướng trẻ mới mười chín tuổi lên làm Tổng chỉ huy quân đội thống lĩnh đại quân đi chinh phạt Chế Bồng Nga. Một truyện ngắn hấp dẫn, tiết tấu nhanh qua những câu văn ngắn và giọng kể đầy cảm thương của nhà văn./.

Giữ chân người tài cho nghệ thuật sân khấu truyền thống: khó đến bao giờ?

Giữ chân người tài cho nghệ thuật sân khấu truyền thống: khó đến bao giờ?

Ngày phát hành 15:28 | 20/12/2023

Lượt nghe: 756

Nghệ thuật sân khấu truyền thống cần có sự tiếp nối, kế thừa. Tuy vậy, trong những năm gần đây, khi số lượng tuyển sinh đầu vào các ngành nghệ thuật truyền thống gặp nhiều khó khăn, ít và có những chuyên ngành không có sinh viên, thì đương nhiên, đầu vào diễn viên cho các nhà hát cũng có nơi bị “bỏ trống”. Làm cách nào để giữ chân người tài cho sân khấu truyền thống là chủ đề cuộc bàn luận của phóng viên Ban Văn học - Nghệ thuật (VOV6) với TS. NSND Lê Tuấn Cường, quyền Giám đốc Nhà hát Chèo Việt Nam. (Đối thoại mở 20/12/2023)

Giữ người tài bằng chế độ đãi ngộ hợp lý (kỳ 4 phóng sự “Nghệ thuật truyền thống: Bảo tồn và Sinh tồn”)

Giữ người tài bằng chế độ đãi ngộ hợp lý (kỳ 4 phóng sự “Nghệ thuật truyền thống: Bảo tồn và Sinh tồn”)

Ngày phát hành 10:21 | 25/3/2024

Lượt nghe: 508

Khi đầu vào khó tuyển được những người như kì vọng thì đương nhiên đầu ra cũng không thể có chất lượng. Một trong những bài toán khó của nghệ thuật sân khấu truyền thống chính là thu hút các bạn trẻ đến với nghệ thuật, duy trì lớp kế cận, giữ chân các nghệ sĩ có tiềm năng ở lại nhà hát với những cơ chế, chính sách đãi ngộ hợp lý. Mong muốn là vậy nhưng thực tế với các ngành nghệ thuật truyền thống vốn dĩ đặc thù về năng khiếu, đào tạo từ rất sớm, thời gian đào tạo dài nhưng lại chưa có cơ chế đãi ngộ đặc thù trong công tác tuyển dụng, sử dụng viên chức, chế độ nghỉ hưu. Đây cũng là nội dung kỳ 4 loạt phóng sự “Nghệ thuật truyền thống: bảo tồn và sinh tồn”, với nhan đề “Giữ người tài bằng chế độ đãi ngộ hợp lý”.

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Văn nghệ
08h30 - 08h45 Làn sóng Nghệ thuật
08h45 - 09h00 Câu chuyện nghệ thuật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h30 - 15h00 Xin chờ hồi kết
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Xin chờ hồi kết
20h30 - 20h45 Làn sóng Nghệ thuật
20h45 - 21h00 Câu chuyện nghệ thuật
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya